Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH),ông Martin Dulig, Bộ trưởng Bộ Kinh tế-Lao động-Giao thông bang Saxony (Đức) cùng phái đoàn doanh nghiệp của bang, Tổng lãnh sự Đức tại TP. HCM,lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng đại diện chương trình hợp tác phát triển Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam” (Chương trình TVET).
Ngoài ra, đông đảo các đại biểu của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, hơn 60 doanh nghiệp, cùng đại diện lãnh đạo của các trường cao đẳng và Sở LĐTBXH miền Đông Nam Bộ cũng đã về dự buổi lễ.
Chương trình đào tạo hợp tác được thực hiện dựa trên bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của Đức và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam có một ưu điểm lớn, đó là tất cả các đối tác bao gồm trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT), Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cũng như các công ty thoát nước, đã cùng nhau phát triển, xây dựng chương trình đào tạo. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và khối doanh nghiệp là chìa khóa để bảo đảm chất lượng và tính thực tiễn trong đào tạo, giúp học viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp thoát nước, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và cải thiện môi trường tại Việt Nam.
Chất lượng đội ngũ giáo viên viên cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đào tạo. Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao cho 11 giám khảo và31 giáo viên nhà trường và doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Đức.
Sau ba năm đào tạo, 17 trong số 21 sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Đức. Tính tương đương với tiêu chuẩn Đức được Phòng Công nghiệp-Thương mại Dresden (IHK Dresden, Đức) và công ty thoát nước Dresden chứng nhận. Đây các cơ quan có chức năng đào tạo nghề được công nhận ở Đức và đã trực tiếp tham gia ra đánh giá năng lực.
Chương trình đào tạo thí điểm nghề "Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải" là chương trình đầu tiên sử dụng mô hình đào tạo phối hợp tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tại Đông Nam Á, một Hiệp hội nghề nghiệp – Hội Cấp thoát nước Việt Nam – đóng vai trò đầu mối trung tâm của khối doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Lễ tổng kết khóa đào tạo phối hợp thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải” ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến mới của hoạt động đào tạo nghề ởViệt Nam. Cách đây vài năm, mục tiêu mà dự án theo đuổi là đào tạo phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế còn được coi là sự táo bạo thì ngày hôm nay, chương trình đã trở thành một mô hình thành công. Sự thành công của mô hình đã chứng minh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu, khả thi và hiệu quả. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong chủ trương hợp tác của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Hiện nay mạng lưới GDNN đã phát triển triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệpđánh giá cao cách tiếp cận, tính thực tiễn và kết quả của chương trình đào tạo hợp tác “Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải”, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục lan tỏa mô hình trên tới các trung tâm giáo dục nghề nghiệp khác trên cả nước. Ngoài ra, mô hình đào tạo phối cũng được khuyến khích nhân rộng sang các nghề khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động trong nước và khu vực, tạo sự đột phá về chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động 3“Đào tạo nghề cho lực lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực xử lý nước thải” thuộc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển nghề“Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải” và thí điểm chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II từ tháng 11/2015 tới tháng 11/2018 với sự tham gia hợp tác của 6 doanh nghiệp xử lý nước thải và Hội Cấp thoát nước Việt Nam,nhằm đảm bảochương trình đào tạo định hướng theo nhu cầu doanh nghiệp và bám sát thực tế ngành xử lý nước thải, qua đó tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
PV