Đăng nhập Đăng ký
0836151398 thitruongonline.vn@gmail.com
Quản lý nhựa như một tài nguyên sẽ giúp giảm ô nhiễm đại dương, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới
Quản lý nhựa như một tài nguyên sẽ giúp giảm ô nhiễm đại dương, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa - Giáo dục
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Xe
  • Công nghệ
  • Thời trang
  • Thể thao
  • Giải trí
  • Doanh nghiệp
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bất động sản
  • Quản lý nhựa như một tài nguyên sẽ giúp giảm ô nhiễm đại dương, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Quản lý nhựa như một tài nguyên sẽ giúp giảm ô nhiễm đại dương, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Ngày đăng: 09:08 AM, 29/09/2021 - Lượt xem: 738

Hà Nội, Việt Nam, 29/09/2021 – Trong khi Việt Nam đang nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, một nghiên cứu mới của IFC-Ngân hàng Thế giới cho thấy việc quản lý nhựa đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, giúp nhân rộng nỗ lực tái chế cùng các nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tuần hoàn nhựa, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.

Theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa, chỉ có 33% của 3,9 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam được thu hồi và tái chế. Nghiên cứu ước tính rằng nền kinh tế đã lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa - tương đương từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.

“Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng đã làm tăng đáng kể mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa và bao bì, khiến các thị trường mới nổi trong khu vực trong đó có Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa,” bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết. “Tuy nhiên, đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải. Khu vực nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của vật liệu nhựa.”

Trên phạm vi toàn cầu, tới 50% rác thải nhựa đại dương xuất phát từ bao bì sử dụng một lần hoặc sử dụng ngắn hạn. Đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn do lượng tiêu thụ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn đóng chai nhựa, và bao bì đóng gói cho các đơn hàng trực tuyến gia tăng đột biến. Ô nhiễm nhựa do rò rỉ từ môi trường ra môi trường biển ở mức đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam bởi đặc thù đường bờ biển dài. Để ứng phó với tình trạng này, kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt mục tiêu giảm 75% lượng rác thải nhựa đại dương trong 10 năm tới.

Nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng Thế giới sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nhựa để xác định cách thức các loại nhựa phổ biến được sản xuất, sử dụng, và quản lý ở Việt Nam và khuyến khích tăng cường phân loại, thu gom, và tái chế rác thải để tận dụng hết giá trị của vật liệu nhựa.

 

“Một nền kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam để đạt được các mục tiêu tăng trưởng các-bon thấp. Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia  IFC phụ trách Việt Nam, Cam-pu-chia, và Lào cho biết. “Nâng cao lợi ích kinh tế của việc tái chế nhựa sẽ giúp huy động đầu tư nhiều hơn của khu vực tư nhân để giải quyết hiểm họa ô nhiễm nhựa, đồng thời hỗ trợ các ngành quan trọng như du lịch, vận tải biển và thủy sản, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề.”

 

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngắn và dài hạn để nâng cao nhu cầu trong nước đối với nhựa tái chế và mở rộng quy mô ngành công nghiệp tái chế nội địa bằng cách cải thiện môi trường thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân. Cụ thể, nghiên cứu kiến nghị tăng cường năng lực quản lý rác thải, thiết lập “mục tiêu về hàm lượng tái chế” đối với các sản phẩm phổ biến đến tay người sử dụng, và yêu cầu bắt buộc phải thực hiện các tiêu chuẩn “thiết kế để tái chế” đối với các sản phẩm nhựa, đặc biệt đối với bao bì, cùng nhiều kiến nghị khác.

Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ của PROBLUE – một quỹ tín thác đa biên do Ngân hàng Thế giới quản lý nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và hài hòa các nguồn tài nguyên biển và ven biển để bảo vệ các đại dương. Nghiên cứu này nằm trong các nỗ lực của Nhóm Ngân hàng Thế giới nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Để tải tóm tắt và toàn bộ báo cáo nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

 


Về IFC
IFC - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi. Chúng tôi hoạt động tại trên 100 quốc gia, với năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình, để tạo ra thị trường và cơ hội phát triển ở những nơi cần nhất. Trong năm tài chính 2021, tổng đầu tư dài hạn của chúng tôi vào các công ty tư nhân và định chế tài chính tại các nước đang phát triển đạt 31,5 tỷ USD, giúp khu vực tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung khi các nền kinh tế phải vật lộn với đại dịch COVID-19. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin truy cập www.ifc.org

Về Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới cung cấp nguồn tài chính, kiến thức toàn cầu và cam kết dài hạn để giúp các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình xóa nghèo, đạt được tăng trưởng bền vững và đầu tư mang lại cơ hội cho tất cả mọi người. Chúng tôi bao gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) — ngân hàng phát triển có quy mô lớn nhất thế giới và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) — một trong những nguồn tài trợ lớn nhất cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Cùng với các tổ chức khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới và các đối tác trong khu vực công và tư nhân, chúng tôi đang góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21 trên tất cả các lĩnh vực phát triển quan trọng nhất. Một thế giới không còn ai sống trong cảnh nghèo đói và mọi người đều có cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn nằm trong tầm tay của chúng ta. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.worldbank.org.

Cập nhật thêm tại
www.ifc.org/eastasia
www.twitter.com/IFC_EAP
www.youtube.com/IFCvideocasts
www.ifc.org/SocialMediaIndex
www.instagram.com\ifc_org
www.facebook.com/IFCeap
www.facebook.com/IFCwbg
www.linkedin.com/showcase/ifc-asiapacific

Thùy Dân

Tin tức cùng danh mục

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP KỲ VỌNG SẼ “BỨT TỐC” NHỜ NỐI LẠI ĐƯỜNG BAY

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP KỲ VỌNG SẼ “BỨT TỐC” NHỜ NỐI LẠI ĐƯỜNG BAY

04:26 AM, 14/03/2022
TOÀN CẢNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 25 NĂM QUA 1995-2020

TOÀN CẢNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 25 NĂM QUA 1995-2020

10:13 AM, 19/08/2020
VIỆT NAM: NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý CỦA BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

VIỆT NAM: NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý CỦA BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

07:53 AM, 14/08/2020
THỊ TRƯỜNG M&A BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2022: VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG “GIỮ CHÂN” NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI?

THỊ TRƯỜNG M&A BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2022: VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG “GIỮ CHÂN” NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI?

04:15 AM, 26/03/2022
Tin tức xem nhiều
Sắp bàn giao nhà, Legacy Prime hút khách muốn nhận nhà ở ngay

Sắp bàn giao nhà, Legacy Prime hút khách muốn nhận nhà ở ngay

Kim Oanh Group gặp mặt khách hàng, cùng đề xuất cơ quan chức năng  'gỡ vướng' cho dự án Mega City 2

Kim Oanh Group gặp mặt khách hàng, cùng đề xuất cơ quan chức năng 'gỡ vướng' cho dự án Mega City 2

OKVIP hợp tác với Villarreal CF để đẩy mạnh thương hiệu

OKVIP hợp tác với Villarreal CF để đẩy mạnh thương hiệu

Kim Oanh Group: Đừng “tấn công“ doanh nghiệp bằng những việc đã được Cục Thuế xử lý

Kim Oanh Group: Đừng “tấn công“ doanh nghiệp bằng những việc đã được Cục Thuế xử lý

Giantclub - Khẳng định vị thế trong thị trường tài chính Việt Nam và Châu Á

Giantclub - Khẳng định vị thế trong thị trường tài chính Việt Nam và Châu Á

Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex đón nhận huân chương lao động hạng I.

Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex đón nhận huân chương lao động hạng I.

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ KIM OANH ĐỀ NGHỊ  VIỆN KIỂM SÁT RÚT KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM.

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ KIM OANH ĐỀ NGHỊ VIỆN KIỂM SÁT RÚT KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM.

LỄ HỘI ÁNH SÁNG 2019

LỄ HỘI ÁNH SÁNG 2019

"Kết hợp 3 nền văn minh cà phê" , Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định giá trị của mình trên thị trường cà phê.

  • Tin tức
  • Thị trường
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa - Giáo dục
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Xe
  • Công nghệ
  • Thời trang
  • Thể thao
  • Giải trí
  • Doanh nghiệp
© Bản quyền thuộc về Thị Trường Ngày Nay.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0836151398

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.