Theo báo cáo thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2020, phân khúc khách sạn & căn hộ dịch vụ chứng kiến nhiều sự sụt giảm do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng đang bắt đầu nhận thấy những tín hiệu phục hồi đầu tiên của thị trường trong thời gian tiếp theo.
- Phân khúc Khách sạn.
Áp lực nguồn cung
Tổng nguồn cung tại Tp.HCM đạt hơn 14.100 phòng từ 98 khách sạn 3 đến 5 sao, tăng 13% theo quý. Trong Q3/2020, nguồn cung tăng do nguồn cung thêm vào từ một dự án 5 sao mới và 16 khách sạn mở cửa trở lại. Toàn thị trường hiện có sáu khách sạn từ cả ba hạng đã cung cấp dịch vụ cho khách cách ly có trả tiền. Nguồn cung mới trong quý 4 dự kiến tăng trưởng chậm, trong đó hai khách sạn 5 sao mới với hơn 380 phòng có thể dời ngày khai trương đến 2021 và hơn 500 phòng đang đóng cửa tạm thời vẫn chưa có thời gian mở cửa cụ thể.
Đến 2023 có khoảng 3.500 phòng từ 17 dự án mới sẽ vào thị trường, trong đó, Quận 1 cung cấp 2.600 phòng tương ứng với 75% tổng nguồn cung tương lai. Kì vọng sự phục hồi trong vòng ba năm tới, nguồn cung tương lai trong dài hạn dựkiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ.
Tình hình hoạt động
Trong Q3/2020, công suất ổn định theo quý đạt 12% sau sự sụt giảm công suất trong 6 tháng đầu năm. Giá phòng trung bình giảm -10% theo quý còn 54USD/phòng/ đêm, với mức giảm mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao. Mùa cao điểm đối với khách du lịch nội địa đã qua. Với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, số chuyến bay trong tháng giảm mạnh. Covid-19 tiếp tục tác động đến đà phục hồi của phân khúc.
Khách sạn cách ly
Kể từ 15 tháng 9 các chuyến bay thương mại quốc tế đến các quốc gia trong khu vực đã dần mở trở lại nhưng khách buộc phải tiến hành cách ly tập trung. Đa số các khách sạn phục vụ khách cách ly không cung cấp tối đa tổng số phòng do dành một số phòng cho nhân viên khách sạn, tuy nhiên công suất phòng đặt trước đã đạt lên đến 80%. Giá phòng ghi nhận tại các khách sạn phục vụ khách cách ly hiện tại cao hơn từ 15% đến 80% so với mức giá trung bình, bao gồm ba bữa ăn và các dịch vụ kiểm tra y tế. Số lượng khách sạn phục vụ khách cách ly dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi số lượng các chuyến bay quốc tế ngày càng nhiều.
- Căn hộ dịch vụ
Nguồn cung ổn định
Nguồn cung đạt hơn 6.200 căn từ 108 dự án, giảm -2% theo quý và tăng 7% theo năm. Nguồn cung giảm theo quý do 1 dự án hạng B với 164 căn đóng cửa để sửa chữa nâng cấp và 1 dự án hạng C với 31 căn đóng cửa để đổi chức năng sang cho thuê văn phòng. Tới năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ sẽ đón nhận hơn 1.300 căn từ 11 dự án.
Thời hạn thuê linh hoạt
Giá thuê trung bình giảm -3% theo quý và -10% theo năm còn 23USD/m2/tháng. Giá thuê hạng B giảm nhiều nhất, -4% theo quý và -12% theo năm nhằm thu hút khách thuê dài hạn. Hơn 20% dự án hạng B giảm đến -30% giá thuê dài hạn hoặc miễn phí các dịch vụ tiện ích. Công suất trung bình tăng 4 điểm phầm trăm theo quý đến mức 65% nhờ khách thuê nội địa. Sáu đường bay quốc tế mở lại tạo động lực thúc đẩy thị trường. Cần có sự linh hoạt để khai thác cả hai thị trường ngắn hạn và dài hạn.
Sẵn sàng trở lại
Trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài (FDI) vào Tp.HCM giảm -28% theo năm đạt hơn 3 tỉ USD, tuy nhiên vẫn duy trì triển vọng tích cực. Theo tạp chí The Economist, Việt Nam xếp thứ 12 trong số 66 thị trường mới nổi đạt những dự báo tích cực sau đại dịch. Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM dự đoán việc cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách luật pháp sẽ khiến thu hút thêm vốn FDI. Chính phủ dự báo khoảng 20.000 lượt khách nhập cảnh hàng tháng khi các chuyến bay từ Trung Quốc, Nhật Bản,
Thanh Đức