Dịch COVID-19 lan rộng đã gây gián đoạn hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam kể từ khica nhiễm virus đầu tiên được công bố vào cuốitháng một. Ngoài sự sụt giảm trong ngành du lịchvà các dịch vụ liên quan, dịch bệnh này còn ảnhhưởng đến giao thương qua biên giới, tác độngtiêu cực đến ngành sản xuất chế tạo, kinh doanhnông nghiệp và nhiều ngành khác.
Để giúp chủ động ứng phó với tình hình, IFC đãhỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bằng việc gia tănghạn mức tài trợ thương mại cho bốn ngân hàngthương mại đang là khách hàng của IFC, bao gồmNgân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Tổng hạn mức mới 294 triệu đô-la Mỹ sẽcho phép các ngân hàng nâng cao năng lực đảmbảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại chocác công ty trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“VIB hoan nghênh sáng kiến kịp thời và có ý nghĩanày nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động đốiphó với những khó khăn về thanh khoản cũng nhưxu hướng giảm thiểu rủi ro thường thấy trong giaiđoạn đầy thử thách này”, ông Hàn Ngọc Vũ, TổngGiám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị Ngânhàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết. “Bảolãnh của IFC sẽ giúp các ngân hàng trongnước tăng tài trợ thương mại một cách đángkể cho nhiều công ty xuất nhập khẩu, trong đó cónhững công ty đang đối đầu với sự khan hiếm hơnvề tín dụng và phải dựa vào các khoản tài trợ củangân hàng để bảo đảm dòng tiền và cho việc muanguyên liệu đầu vào.”
Sáng kiến này hưởng ứng yêu cầu hỗ trợ doanhnghiệp trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại khi cácdoanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi dịch cúmvi-rút Corona - đặc biệt những doanh nghiệp thuộcchuỗi cung ứng và thương mại.
“Với kinh nghiệm toàn cầu của IFC trong ứng phómột số cuộc khủng hoảng kinh tế trong quákhứ, quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mạilà nỗ lực nhằm bảo đảm duy trì thương mạitrong giai đoạn đầy thách thức này. Hạn mức tàitrợ thương mại tăng lên sẽ giúp giảm thiểu rủi rotài trợ thương mại, nhờ đó giảm nhẹ tác độngcủa COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam vàkhu vực tư nhân”, ông Mehmet Mumcuoglu, Giámđốc Khối Định chế Tài chính IFC khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết.
Theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia củaIFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, “Hành độngcủa IFC, một phương thức hiệu quả để giúp đảmbảo khả năng ứng phó, thể hiện sự tin tưởng củachúng tôi đối với các ngân hàng đối tác trongnước cũng như các cam kết của IFC về cải thiệnnền kinh tế Việt Nam.”
Nối tiếp công cụ tài trợ thương mại linh hoạt và cóthể triển khai nhanh chóng này, IFC sẽ cân nhắccác can thiệp mở rộng khác để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động kinh tế của COVID-19 và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Về IFC
IFC - tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới và là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi. Chúng tôi hỗ trợ hơn 2,000 doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới, với năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình, để tạo ra thị trường và cơ hội phát triển ở những nơi cần nhất. Trong năm tài chính 2019, tổng đầu tư dài hạn của chúng tôi tại các nước đang phát triển đạt trên 19 tỷ USD, giúp khu vực tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin truy cập www.ifc.org.
Cập nhật thêm tại
www.ifc.org/eastasia
www.twitter.com/IFC_EAP
www.youtube.com/IFCvideocasts
www.ifc.org/SocialMediaIndex
www.instagram.com\ifc_org
www.facebook.com/IFCeap
http://www.facebook.com/IFCwbg
PV