Những cải thiện về chất lượng sẽ giúp hàng hoá Việt Nam tiếp cận được các thị trường giá trịcao mới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu nhập cho người nông dân.
Trong bốn năm tới, IFC sẽ phối hợp với Cục BVTV, Bộ NN-PTNT với trọng tâm chủ yếu là mở rộng xuất khẩu những trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế, như thanh long và chanh leo, nhóm sản phẩm trái cây có tốc độ tăng trưởng xản xuất và xuất khẩu nhanh nhất với tiềm năng mạnh mẽ trong tiếp cận các thị trường giá trị cao. Mặc dù xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã tăng hơn gấp ba trong năm năm từ 2013 -2108, hầu hết các sản phẩm vẫn được xuất khẩu qua các kênh không chính thức với mức giá kém cạnh tranh do áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng còn chưa đầy đủ.
Để hỗ trợ giải quyết thách thức này, hai bên sẽ phối hợp nhằm cải thiện khung pháp lý và các dịch vụ công để mở cửa các thị trường xuất khẩu mới. Hai bên cũng sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm của thanh long và chanh leo bằng cách cập nhật và thực hiện các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, truy nguyên nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.
“Khi thuế không còn là rào cản thương mại do các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc đáp ứng yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vật là vô cùng quan trọng để nông sản Việt Nam có thể thâm nhập thị trường xuất khẩu,” ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết. “Việc hợp tác với IFC sẽ hỗ trợ thúc đẩy những nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu và sự thành công của dự án này sẽ là cơ sở để mở rộng áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác.”
Trên cơ sở hợp tác với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Tín thác Tăng trưởng Xanh Hàn Quốc trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC sẽ hỗ trợ triển khai một hệ thống trực tuyến về các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu thanh long và chanh leo vào năm 2022. Dịch vụ hạ tầng chất lượng cũng sẽ được cải thiện để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Những dịch vụ này bao gồm xây dựng tiêu chuẩn, kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn cho các sản phẩm thanh long và chanh leo tươi và chế biến để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
“Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những sụt giảm đột ngột về nhu cầu ở một số thị trường do các cuộc khủng hoảng gây ra, như đại dịch COVID-19 hiện nay”, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào phát biểu. “Điều này sẽ giúp bảo vệ việc làm và sinh kếcho hàng triệu công nhân và nông dân trong ngành kinh doanh nông nghiệp, và xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững theo định hướng xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao hơn tại Việt Nam.”
Về IFC
IFC - tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới và là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi. Chúng tôi hỗ trợ hơn 2,000 doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới bằng năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra thị trường và cơ hội phát triển ở những nơi cần nhất. Trong năm tài chính 2019, tổng đầu tư dài hạn của chúng tôi tại các nước đang phát triển đạt trên 19 tỷ USD, giúp khu vực tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin truy cập www.ifc.org.
Cập nhật thêm tại
www.ifc.org/eastasia
PV