GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Điểm k khoản 3 điều 6 Nghị định số 46/NĐ/CP/2016 quy định xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối hành vi chở người ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách khi tham gia giao thông.
Theo quy định thì trẻ em dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn dành cho trẻ em nhỏ, nhẹ, màu sắc bắt mắt, hình thức phong phú...
Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những mũ bảo hiểm phù hợp cho con em mình sử dụng để bảo đảm an toàn giao thông, cũng như hình thành nên thói quen đội mũ bảo hiểm của các em sau này.
|
Theo tôi, nguyên nhân chính là do ý thức của các em học sinh chưa cao, các em chưa ý thức được hết việc không đội mũ bảo hiểm sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
Để nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho học sinh nói riêng, các cơ quan chức năng cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường.
Bản thân những người lớn trong gia đình cũng phải gương mẫu chấp hành và nhắc nhở con em mình đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Đội mũ bảo hiểm không phải để đối phó với lực lượng CSGT, mà quan trọng là bảo vệ, hạn chế tối đa chấn thương, nhất là chấn thương vùng đầu khi xảy ra tai nạn.
|
Hiện nay, cả hệ thống chính trị cùng chung tay thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và môi trường thân thiện; đồng thời, cung cấp kiến thức và kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, nhất là cho cho học sinh, sinh viên, góp phần hạn chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên nói riêng.
Trong thời gian tới, không lý do gì mà các gia đình lại không đồng lòng ủng hộ, vì đây chính là bảo vệ an toàn cho chính con em mình.
|
Các bậc cha mẹ, người lớn hãy thực hiện nghiêm túc quy định về đội mũ bảo hiểm, đó cũng là một hành xử văn hóa. Đặc biệt, hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách đội mũ bảo hiểm cũng như các kỹ năng về bảo đảm an toàn giao thông.
Các thầy cô, giáo viên, người lao động trong các nhà trường cần thường xuyên trao đổi, hướng dẫn học sinh về kỹ năng bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có việc đội mũ bảo hiểm; yêu cầu các bậc phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho học sinh.
Mỗi người dân hãy thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy định về mũ bảo hiểm, xây dựng nét văn hóa trong tham gia giao thông và để bảo đảm an toàn giao thông với mọi người, trong đó có thế hệ tương lai của đất nước.
Các em học sinh phải nỗ lực học tập, tìm hiểu, thực hành, nắm vững kỹ năng lái xe an toàn, sử dụng xe đúng độ tuổi , tầm vóc, nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng cho mình những giá trị văn hoá giao thông an toàn làm hành trang đi đến tương lai.
Cụ thể, luôn nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; nhớ đội mũ cho mình và đề nghị ông, bà, cha, mẹ… người lớn đi cùng phải đội mũ bảo hiểm, chỉ ngồi lên xe khi đã được đội mũ bảo hiểm.
Việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn có cài quai đúng quy cách là để bảo vệ vùng đầu, hạn chế chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông.
Vì vậy, người tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.
Kết quả đã kiểm tra, xử lý 1.137 vụ, tịch thu và tiêu hủy hơn 3 triệu mũ bảo hiểm; ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền gần 1,8 tỉ đồng.
|
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông (không chỉ riêng với trẻ em) và nâng cao hiệu quả tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT, chúng tôi có một số giải pháp như sau:
|
Một là, Cục CSGT yêu cầu phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách (thường xuyên mở các đợt cao điểm theo chuyên đề này hoặc lồng ghép trong các chuyên đề khác).
Hai là, đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền với những nội dung và hình thức phong phú hơn, chú trọng tuyên truyền về thiệt hại do tai nạn giao thông do mô tô, xe gắn máy gây ra; tác hại của việc không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, điện; việc kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
Ba là, phối hợp với ngành giáo dục triển khai việc các trường học ký cam kết với phụ huynh học sinh chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trường hợp nào bị phát hiện yêu cầu nhà trường có biện pháp giáo dục, xử lý và nhắc nhở gia đình thực hiện tốt các quy định của pháp luật.