Các cơ quan quản lý tài chính ASEAN hôm nay đã đạt được một cột mốc hướng tới các cam kết Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu thông qua việc đưa ra một ngôn ngữ chung cho toàn khu vực ASEAN về các hoạt động kinh tế và công cụ tài chính bền vững.
Cùng với Phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Hội đồng Phân Loại Tài chính Bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy Board) đã công bố Phân loại ASEAN cho tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy) - Phiên bản 1. Phiên bản 1sẽ cung cấp một bộ khung cho các cuộc thảo luận với các bên liên quan trong khu vực công và khu vực tư nhân để cùng nhau xây dựng và hoàn thiện ASEAN Taxonomy. ASEAN Taxonomy đóng vai trò như một điểm tham chiếu để hướng dẫn các nguồn vốn và tài trợ cho các hoạt động có thể giúp thúc đẩy sự chuyển đổi hệ thống cần thiết cho khu vực.
ASEAN Taxonomy là sáng kiến hợp tác giữa bốn nhóm công tác ASEAN, là những nhóm công tác thành lập nên Hội đồng Phân loại Tài chính bền vững ASEAN, bao gồm Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), Hội nghị các Cơ quan Quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM), Ủy ban Cấp cao ASEAN về Hội nhập Tài chính (SLC), và Ủy ban Công tác ASEAN về Phát triển Thị trường Vốn (WC-CMD). Đây là sự nối tiếp các sáng kiến tài chính bền vững đã được các nhóm thực hiện trước đây, như các Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh, Trái phiếu Xã hội, và Trái phiếu Bền vững, các Nguyên tắc Ngân hàng Bền vững ASEAN. ASEAN Taxonomy thể hiện cam kết tập thể của các nước thành viên ASEAN trong việc chuyển đổi hướng tới một khu vực phát triển bền vững. ASEAN Taxonomy được thiết kế để trở thành một hệ thống phân loại toàn diện và đáng tin cậy cho các hoạt động bền vững và sẽ là một trong những nền tảng quan trọng trong việc thu hút đầu tư và dòng tài chính vào các dự án bền vững trong khu vực.
ASEAN Taxonomy bao hàm các khát vọng và mục tiêu quốc tế, đồng thời xem xét các nhu cầu riêng của khu vực và nhờ đó sẽ mang tính bao trùm và có lợi cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Để phục vụ cho sự đa dạng của các nước thành viên ASEAN, Hội đồng Phân loại Tài chính bền vững ASEAN đã quyết định theo phương pháp tiếp cận nhiều cấp với hai phần chính, gồm Khung Nền tảng dựa trên các nguyên tắc đưa ra đánh giá định tính của các hoạt động, và Khung Tiêu chuẩn Bổ sung với các thông số và ngưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cao hơn về đầu tư và các hoạt động xanh.
Phiên bản 1 công bố hôm nay trình bày chi tiết về các cầu phần chính của ASEAN Taxonomy, bao gồm:
- Bốn mục tiêu môi trường và hai tiêu chí thiết yếu cho việc đánh giá các hoạt động kinh tế đóng vai trò là nền tảng để bảo vệ môi trường và thúc đẩy chuyển đổi sang thông lệ bền vững với môi trường và các-bon thấp;
- Danh sách các ngành trọng tâm mà Khung Tiêu chuẩn bổ sung đề cập đến ở bước đầu tiên. Đây là sáu lĩnh vực quan trọng nhất về phát thải khí nhà kính và tổng giá trị gia tăng (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; cung cấp điện, khí đốt và điều hòa không khí; sản xuất; vận tải và kho bãi; cung cấp nước; xử lý nước và rác thải; xây dựng và bất động sản) và ba ngành hỗ trợ mà sản phẩm và dịch vụ của các ngành này góp phần vào việc đạt được các mục tiêu về môi trường (thông tin và truyền thông; chuyên môn, khoa học kỹ thuật; và thu giữ, lưu trữ và sử dụng các-bon);
- Sơ đồ ra quyết định theo lĩnh vực bất khả tri để hướng dẫn người dùng ASEAN Taxonomy trong việc phân loại các hoạt động kinh tế theo Khung Nền tảng, với các đề xuất về hướng dẫn bổ sung cho các nước thành viên ASEAN và các tổ chức muốn tìm kiếm hướng dẫn cụ thể hơn; và
- “ Phương pháp tiếp cận xếp chồng lên nhau” được sử dụng để xác định các ngưỡng và các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật trong Khung Tiêu chuẩn Bổ sung, sẽ được tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Các mục tiêu môi trường và các tiêu chí thiết yếu, cũng như sơ đồ ra quyết định theo lĩnh vực bất khả tri tạo nên Khung nền tảng được thiết kế để có thể áp dụng dễ dàng cho tất cả các nước thành viên ASEAN cũng như các bên liên quan trong lĩnh vực tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh. Đối với các nước thành viên ASEAN và các bên liên quan cần thêm hướng dẫn, Tiêu chuẩn Bổ sung, sẽ bao gồm các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật và các ngưỡng có thể định lượng được cho các hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn khi được hoàn thiện, được áp dụng dựa trên sự sẵn sàng.
Phiên bản 1 Phân loại ASEAN cho Tài chính Bền vững được đăng tải trên các website dưới đây:
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – https://asean.org/wp-content/uploads/2021/11/ASEAN-Taxonomy.pdf
- Cổng điện tử Hợp tác Tài chính ASEAN - https://afcwp.asean.org/wp-content/uploads/2021/11/ASEAN-Taxonomy.pdf
- Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN – theacmf.org/initiaitives/sustainable-finance/ASEAN-Taxonomy.pdf
- Viện Tài chính Bền vững châu Á (SFIA) – http://www.sfinstitute.asia/the-asean-taxonomy/
CHAIR
ASEAN Taxonomy Board
Thông tin nền
Hội đồng Phân loại ASEAN (ATB) được thành lập dưới sự ủng hộ của Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) và được điều hành chung bởi Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), Hội nghị các Cơ quan Quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM), Ủy ban cấp cao ASEAN về Hội nhập Tài chính (SLC), Ủy ban Công tác Phát triển Thị trường Vốn ASEAN (WC-CMD). Việc thành lập ATB là phản hồi cho lời kêu gọi tại Hội nghị AFMGM lần thứ 6 hướng tới:
“….thúc đẩy một chương trình nghị sự tài chính bền vững gắn kết xuyên suốt các lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn và bảo hiểm của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Hội nghị AFMGM, với sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ủy ban công tác ASEAN có liên quan.”
Tầm quan trọng của Phân loại chung cho ASEAN đã được xác định trong Lộ trình Phát triển bền vững Thị trường Vốn ASEAN của ACMF, Báo cáo của SLC về Vai trò của các Ngân hàng Trung ương ASEAN đối với Quản lý Rủi ro Môi trường và Khí hậu, Báo cáo của WC-CMD về Thúc đẩy Tài chính Bền vững tại ASEAN .
Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện của 10 quốc gia thành viên ASEAN, như sau:
- Chủ tịch: Ngân hàng Trung ương Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Bà Noorrafidah Sulaiman, Phó Giám đốc Điều hành (Hoạt động Tiền tệ, Phát triển và Hợp tác Quốc tế)
- Phó Chủ tịch: Cơ quan Quản lý Tiền tệ Xinh-ga-po (MAS), ông Daniel Wang, Giám đốc Điều hành (Bảo hiểm)
- Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Phi Ngân hàng Cam-pu-chia (NBFSA), ông Mey Vann, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính, Tổng Thư ký NBFSA.
- Cơ quan Dịch vụ Tài chính In-đô-nê-xi-a, ông Greatman Rajab, Chuyên gia phân tích điều hành cấp cao
- Ngân hàng Trung ương Lào, Bà Fongchinda Sengsourivong, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế
- Ngân hàng Negara Malaysia, Ông Fraziali Ismail, Trợ lý Thống đốc
- Ủy ban Chứng khoán Malaysia, Ông Zainal Izlan Zainal Abidin, Phó Tổng Giám đốc điều hành
- Bộ Kế hoạch và Tài chính My-an-ma, Ông Zaw Naing, Vụ trưởng Vụ Quản lý Tài chính
- Ủy ban Bảo hiểm Phi-lip-pin, Ông Dennis Funa, Ủy viên
- Cơ quan Quản lý Tiền tệ Xinh-ga-po, Bà Gillian Tan, Trợ lý Giám đốc Điều hành, (Phát triển và Hợp tác Quốc tế)
- Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Bà Roong Mallikamas, Trợ lý Thống đốc
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế
ATB được AFMGM giám sát với sự hỗ trợ hành chính của Viện Tài chính bền vững châu Á (AFIA) là cơ quan thường trực ATB.
Thùy Dân